Viện Đào tạo Sau Đại học
1. LỊCH SỬ
- Tên đơn vị: Viện Đào tạo Sau Đại học
- Địa điểm trụ sở chính: Lầu 2 - Trường ĐH Kiến Trúc TP. Hồ Chí Minh.
- Quá trình thành lập:
- Công tác đào tạo sau Đại học của trường Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh bắt đầu từ năm 1992.
- Giai đoạn 1992-2001, công tác đào tạo sau Đại học thuộc Phòng Nghiên cứu Khoa học-Hợp tác Quốc tế-Đào tạo Sau Đại học.
- Giai đoạn 2001-2004, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học được thành lập.
- Giai đoạn 2004-2006, công tác đào tạo sau Đại học được sáp nhập thành Phòng Quản lý Đào tạo Đại học và Sau Đại học.
- Từ năm 2006, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học được thành lập.
- Từ năm 2007 cho tới nay, công tác Quan hệ Quốc tế từ Phòng Nghiên cứu Khoa học được chuyển về phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học.
- Phòng mang tên Ban Quản lý Đào tạo Sau Đại học và Hợp tác Quốc tế từ năm 2007. Hiện nay, đơn vị có tên gọi là Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học và Hợp tác Quốc tế.
- Năm 2018 theo quyết định số 405/QĐ-ĐHKT ngày 30/5/2018 chính thức đổi tên thành Viện Đào tạo Sau Đại học.
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC
- Tổng số cán bộ công chức, nhân viên: 04 người, trong đó
+ Viện trưởng: TS.KTS Trương Thanh Hải
+ Phó Viện trưởng: CN Lê Thị Thúy Hằng
+ Chuyên viên: CN Phạm Thị Hồng Thu , CN Lê Văn Mới, ThS Võ Thị Thiên Hương
- Chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên: 01 người có trình độ Tiến sĩ, 03 người có trình độ đại học.
3. CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ
3.1 Chức năng
Quản lý và tổ chức thực hiện công tác đào tạo sau đại học của Trường.
3.2 Nhiệm vụ
1. Xây dựng chương trình và lập kế hoạch phát triển đào tạo bậc sau đại học theo yêu cầu của Trường và nhu cầu của xã hội; tăng dần quy mô và chuẩn hóa về chất lượng;
2. Chủ trì phát triển loại hình liên kết, liên doanh hợp tác đào tạo, bồi dưỡng sau đại học với các trường, viện. Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án nâng cao chất lượng, đề án thí điểm, đề án đào tạo theo nhu cầu xã hội trong lĩnh vực đào tạo sau đại học; Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu học tập và nghiên cứu. Xác định cơ cấu kiến thức các môn học đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ phù hợp với yêu cầu của ngành nghề đào tạo;
3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập bậc đại học; Tổ chức và quản lý quá trình học tập và nghiên cứu của học viên cao học và nghiên cứu sinh; lưu trữ hồ sơ của học viên, nghiên cứu sinh, bài thi theo quy định; tiếp nhận và xử lý các loại đơn từ, hồ sơ, văn bản liên quan đến công tác đào tạo sau đại học; cấp thẻ học viên, giấy chứng nhận học viên, giấy chứng nhận kết quả học tập và các giấy tờ khác của học viên thuộc thẩm quyền của đơn vị;
4. Thường trực Hội đồng tuyển sinh Sau đại học: đề xuất và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh, thông báo, tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh và xây dựng phương án điểm chuẩn tuyển sinh sau đại học trình hội đồng;
5. Phối hợp phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng tổ chức thi; quản lý điểm thi; thực hiện kiểm định định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên, chất lượng học tập của học viên cao học, nghiên cứu sinh; đánh giá tính phù hợp của sản phẩm đào tạo với yêu cầu của người sử dụng lao động làm cơ sở cho đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo;
6. Phối hợp với Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu phục vụ thực tế, gắn kết nghiên cứu với các hoạt động đào tạo sau đại học;
7. Trực tiếp và phối hợp với Phòng Thanh tra Giáo dục, các khoa tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy; việc chấp hành quy chế đào tạo của học viên cao học và nghiên cứu sinh; thực hiện chế độ công tác của giảng viên;
8. Tổ chức nghiên cứu xác định nhu cầu đào tạo, quảng bá, giới thiệu và phát triển các ngành đào tạo sau đại học;
9. Quản lý và cấp phát bằng tốt nghiệp hệ sau đại học do Phòng quản lý. Phối hợp với các đơn vị có liên quan xác minh tính hợp pháp về văn bằng của học viên thuộc Phòng quản lý khi có yêu cầu;
10. Chủ trì thiết lập mạng lưới cựu học viên sau đại học.