Khoa Xây Dựng

Ngày 21/12/2012

I.  Lịch sử hình thành và phát triển

Khoa Xây dựng - Đại học Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh là một trong những cơ sở đào tạo đại học có bề dày truyền thống của ngành kỹ thuật xây dựng uy tín ở phía Nam và trong cả nước. Nơi đây đã đào tạo, cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực không nhỏ trong lĩnh vực xây dựng, những sinh viên tốt nghiệp từ khoa xây dựng có mặt ở khắp mọi nơi trên toàn quốc, tham gia trực tiếp vào các dự án xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Tiền thân khoa Xây dựng là Bộ Môn Kỹ Thuật Tổng Hợp của trường Đại học Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh được thành lập từ năm 1979.

Trưởng bộ môn qua các thời kỳ:

Giai đoạn đầu mới thành lập      KS. Đỗ Thúc Tuấn                           

Từ năm 1996 – 2001                  PGS. Vũ  Mạnh Hùng            

Từ năm 2001 – 2003                  KS. Nguyễn Trí Dũng   

Từ năm 2003, khoa Xây dựng được thành lập, trưởng khoa các thời kỳ:

Từ năm 2003–2011      ThS. Nguyễn Khắc Mạn

Từ năm 2011– 2015     TS. Chung Bác Ái

Từ năm 2016 - nay       TS. Hoàng Bắc An

II. Cơ cấu tổ chức nhân sự hiện tại

Trưởng khoa:           TS. Hoàng Bắc An                          

Phó trưởng khoa:     PGS.TS. Trương Quang Thành                

Phó trưởng khoa:     ThS. Trần Thạch Linh                      

Trải qua 37 năm đào tạo, đến nay, đội ngũ cán bộ - giảng viên khoa xây dựng đã lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng với 68 cán bộ giảng dạy cơ hữu, trong đó có 01 Phó giáo sư, 13 tiến sĩ, 47 thạc sỹ, 05 kỹ sư, 01 cử nhân và 01 trung cấp có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo và hướng dẫn nghiên cứu khoa học.

Tổ chức hoạt động chuyên môn của Khoa được tổ chức theo 06 nhóm chuyên ngành do các bộ môn phụ trách, gồm:

Bộ môn Kết cấu công trình: Trưởng bộ môn ThS. Bùi Giang Nam

Bộ môn Cơ học ứng dụng: Trưởng bộ môn ThS. Bạch Vũ Hoàng Lan

Bộ môn Nền và Móng: Trưởng bộ môn TS. Trương Quang Thành

Bộ môn Kỹ thuật thi công: Trưởng bộ môn ThS. Trần Kiến Tường

Bộ môn Quản lý xây dựng:Trưởng bộ môn ThS. Lương Thanh Dũng

Bộ môn Thí nghiệm công trình: Trưởng bộ môn ThS. Trương Văn Chính

Hoàng Bắc An

Tiến sĩ

Chủ tịch Hội đồng Trường

Trưởng khoa

Trần Thạch Linh

Thạc sĩ

Phó Trưởng khoa

Trương Quang Thành

Tiến sĩ

Phó Trưởng khoa

Trần Kiến Tường

Thạc sĩ

Trưởng Bộ môn

Nguyễn Văn Hiếu

Tiến sĩ

Trưởng Bộ môn

Nguyễn Hữu Anh Tuấn

Tiến sĩ

Trưởng Bộ môn

Bạch Vũ Hoàng Lan

Tiến sĩ

Trưởng Bộ môn

Phan Tá Lệ

Tiến sĩ

Trưởng Bộ môn

Đinh Công Tịnh

Tiến sĩ

Trưởng Bộ môn

Tô Văn Lận

Tiến sĩ

 

Lương Thanh Dũng

Thạc sĩ

 

Trương Văn Chính

Thạc sĩ

 

Bùi Giang Nam

Thạc sĩ

 

Trần Văn Dần

Thạc sĩ

 

Nguyễn Thế Danh

Thạc sĩ

 

Trần Quốc Hùng

Thạc sĩ

 

Nguyễn Thị Tố Lan

Thạc sĩ

 

Tôn Thất Hoàng Lân

Thạc sĩ

 

Trần Thanh Loan

Thạc sĩ

 

Phạm Văn Mạnh

Thạc sĩ

 

Nguyễn Hoài Nam

Thạc sĩ

 

Đào Đình Nhân

Tiến sĩ

 

Nguyễn Thị Ngân

Thạc sĩ

 

Trần Thị Nguyên Hảo

Thạc sĩ

 

Nguyễn Thanh Bảo Nghi

Thạc sĩ

 

Võ Duy Quang

Thạc sĩ

 

Đỗ Huy Thạc

Thạc sĩ

 

Lê Văn Thông

Thạc sĩ

 

Vũ Tân Văn

Tiến sĩ

 

Phan Thế Vinh

Thạc sĩ

 

Đinh Hoàng Nam

Tiến sĩ

 

Đoàn Văn Toàn

Thạc sĩ

 

Phan Anh Tú

Thạc sĩ

 

Phan Gia Đạt

Thạc sĩ

 

Đỗ Xuân Hòa

Thạc sĩ

 

Ngô Thị Phương Nam

Thạc sĩ

 

Phạm Thanh Thủy

Thạc sĩ

 

Nguyễn Thị Mỹ Trinh

Thạc sĩ

 

Nguyễn Bá Trưởng

Thạc sĩ

 

Vũ Văn Định

Cử nhân

 

Cao Văn Hóa

Tiến sĩ

 

Nguyễn An Ninh

Tiến sĩ

 

Trương Đình Nhật

Thạc sĩ

 

Đào Hữu Sĩ

Thạc sĩ

 

Nguyễn Anh Tài

Tiến sĩ

 

Phạm Minh Vương

Thạc sĩ

 

Trương Gia Toại

Thạc sĩ

 

Nguyễn Ngọc Hiếu

Thạc sĩ

 

Nguyễn Đình Hùng

Thạc sĩ

 

Phạm Sóng Hồng

Thạc sĩ

 

Trần Đồng Kiếm Lam

Thạc sĩ

 

Nguyễn Ngọc Xuất

Thạc sĩ

 

Nguyễn Viết Xuân

Phổ thông

 

Hoàng Thị Thanh

Cử nhân

 

 

III. Các ngành đang đào tạo

    1. Hệ đào tạo chính quy

Hiện nay, khoa xây dựng đào tạo kỹ sư các chuyên ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Quản lý xây dựng (từ năm 2016).

Mục tiêu đào tạo kỹ sư xây dựng với kiến thức chuyên sâu về thiết kế, thi công các công trình dân dụng và công nghiệp, có kỹ năng chuyên môn – xã hội và trình độ ngoại ngữ. Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư có khả năng thiết kế, tổ chức, giám sát, kiểm soát và quản lý thi công và quản lý dự án các công trình dân dụng và công nghiệp, làm việc tại các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu, trường học có liên quan đến nghành xây dựng;

Chuyên ngành Quản lý xây dựng dự kiến bắt đầu đào tạo từ năm 2016. Mục tiêu đào tạo ra kỹ sư quản lý xây dựng có phẩm chất đạo đức tốt; có kiến thức khoa học vững vàng trong lĩnh vực quản lý xây dựng; có kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành chuyên nghiệp, có khả năng ứng dụng tin học và ngoại ngữ trong công việc. Kỹ sư ra trường có thể làm quản lý xây dựng ở các cơ quan quản lý nhà nước, giảng dạy, nghiên cứu ở các trường, viện nghiên cứu về kinh tế và quản lý đô thị, quản lý doanh nghiệp, đấu thầu và quản lý công trường, các công ty đầu tư kinh doanh bất động sản, tư vấn lập và phân tích dự án đầu tư, lập và thẩm tra dự toán …

   2. Hệ đào tạo không chính quy

Các lớp do trường tổ chức hoặc do liên kết đào tạo với các đơn vị khác. Việc đào tạo trải rộng trên nhiều tỉnh từ các tỉnh Tây Nguyên tới các tỉnh Tây Nam Bộ (Lâm Đồng, Đaklak, Bình Thuận, Vĩnh Long, Cần Thơ…).

   3. Hệ đào tạo sau đại học

Từ năm 2013, Khoa bắt đầu tham gia đào tạo lớp cao học Kỹ thuật xây dựng, phối hợp đào tạo và tổ chức cho nhiều học viên thực hiện và bảo vệ luận văn thạc sỹ, bước đầu có tiến triển tốt đẹp.

 IV. Đóng góp cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của Nhà trường và hoạt động nghề nghiệp đối với xã hội

   1. Hoạt động đào tạo:

Khoa Xây dựng –Đại Học Kiến Trúc TP.Hồ Chí Minh nhận thức rõ vai trò của mình cho hoạt động đào tạo của nhà trường và cho xã hội, luôn phấn đấu trở thành một trong những nơi đào tạo cán bộ ngành xây dựng có chất lượng, nghiên cứu – chuyển giao công nghệ đầu ngành trong lĩnh vực xây dựng góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các giảng viên trong khoa không chỉ là những giảng viên giỏi lý thuyết, nghiên cứu khoa học mà còn biết vận dụng những kiến thức tham gia trong các lĩnh vực chuyên môn thực tế của ngành xây dựng, thu thập kinh nghiệm áp dụng vào các bài giảng trên lớp thực tế hơn.

   2. Hoạt động nghiên cứu khoa học:

Hoạt động nghiên cứu khoa học góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ khoa học của giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời khẳng định vị thế và uy tín của khoa, trường với xã hội. Nghiên cứu khoa học  không chỉ là nhiệm vụ mà còn là quyền lợi của mỗi giảng viên, phần lớn các giảng viên trong khoa làm tốt công tác NCKH. Trong những năm qua, GV trong khoa đã đăng ký và bảo vệ thành công các đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp trường.

 Nghiên cứu khoa học sinh viên cũng rất được chú trọng để nâng cao hơn nữa kiến thức chuyên môn. Hàng năm, khoa Xây dựng cùng với nhà trường tổ chức phát động Nghiên cứu khoa học, sinh viên tham gia đều, ổn định và đạt nhiều giải thưởng trong trường cũng như các các giải Eureka, Holcim prize, Loa Thành, Olympic cơ học…

    3. Hoạt động nghề nghiệp:

Các giảng viên tham gia nhiều hoạt động nghề nghiệp như tư vấn thiết kế, kỹ thuật thi công, quản lý dự án các dự án công trình xây dựng, đóng góp thiết thực cho xã hội.

V. Thành tích – Khen thưởng

Trên chặng đường phát triển khoa Xây dựng vinh dự nhận được nhiều bằng khen từ Bộ Xây xựng, Bộ Giáo dục, Nhà trường. Thành tích đã đạt được:

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học 2001 – 2002;

- Bằng khen công nhận danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học 2001 – 2002;

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Xây dựng năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2012, 2012, 2014;

- Tập thể Lao động xuất sắc năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng năm 2007, 2008;

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Xây dựng nhân kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Trường – 2011;

- Tập thể lao động xuất sắc, tiên tiến của Đại học Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh năm học 2007– 2008, 2008-2009, 2009-2010.

Tin khác
 Fanpage Khoa Quy hoạch
 Fanpage Trường
 Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ
Bản quyền © 2012 thuộc về Trường Đại Học Kiến Trúc TP. Hồ Chí Minh