Khoa Kiến Trúc Nội Thất
I . Lịch sử hình thành và phát triển
Trước nhu cầu phát triển ngày càng lớn mạnh của ngành thiết kế Nội thất ở phía Nam, dựa trên năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên hiện hữu, năm 2006, trường Đại học Kiến trúc TP. HCM đã thành lập Khoa Thiết kế Nội ngoại thất từ đội ngũ giảng viên của Bộ môn Nội thất thuộc Khoa Mỹ thuật công nghiệp.
Đến 2011, với định hướng phát triển đào tạo gắn kết chặt chẽ, hợp lý hơn giữa việc thiết kế nội thất với kiến trúc, ngày 15 tháng 3 năm 2012, nhà trường đã quyết định đổi tên Khoa thiết kế Nội Ngoại thất thành Khoa Kiến trúc Nội thất.
Khoa Kiến trúc Nội thất đã không ngừng bổ sung vào đội ngũ giảng viên cơ hữu những Kiến trúc sư và Nhà thiết kế có năng lực chuyên môn tốt, dày dạn kinh nghiệm trong giảng dạy thiết kế gắn kết lý luận với thực tiễn. Khoa Kiến trúc Nội thất đã có những định hướng phát triển mới về hoạt động đào tạo, nghiên cứu và thực hành thiết kế cho sinh viên theo mô hình đào tạo theo xu hướng cập nhật và hội nhập, để đào tạo ra đội ngũ những nhà thiết kế Nội thất có sự kết hợp giữa tư duy kỹ thuật và sự sáng tạo đầy chất nghệ thuật.
Ban chủ nhiệm Khoa qua các nhiệm kỳ:
Từ năm 2006 – 2009: KTS. Phạm Gia Yên (Trưởng khoa)
Từ năm 2009 – 2011: PGS. TS. KTS Phạm Tứ (Hiệu trưởng phụ trách khoa)
Từ năm 2011 – 2016: PGS. TS. KTS Lê Thanh Sơn (Trưởng khoa)
II. Cơ cấu tổ chức nhân sự hiện tại
Trưởng Khoa: PGS.TS.KTS Lê Thanh Sơn
Phó Trưởng Khoa: ThS. Nguyễn Thị Bích Vân
Tổ chức hoạt động chuyên môn của Khoa được chia theo 04 nhóm chuyên ngành do các bộ môn phụ trách, gồm:
Bộ môn Cơ sở: TS. Võ Thị Thu Thủy
Bộ môn Nội thất: Ths. Phạm Thị Ngân
Bộ môn Lý luận và Lịch sử: TS .KTS Nguyễn Thị Hạnh Nguyên
Bộ môn Kỹ thuật: ThS. KTS Võ Ngọc Lĩnh
Số lượng giảng viên cơ hữu toàn Khoa hiện nay là 24 giảng viên, trong đó có 01 Phó Giáo Sư, 01 Giảng viên Cao cấp, 01 Giảng viên chính, 04 Tiến sĩ, 16 Thạc sĩ và 04 Cử nhân.
Trưởng Bộ môn Cơ sở: TS. Võ Thị Thu Thủy
Trưởng Bộ môn Nội thất: ThS. Phạm Thị Ngân
Trưởng Bộ môn Kỹ thuật: ThS. Võ Ngọc Lĩnh
Trưởng Bộ môn Lý luận và Lịch sử: TS. Nguyễn Thị Hạnh Nguyên
Trần Hữu Anh Tuấn |
Tiến sĩ |
Trưởng khoa |
Nguyễn Thị Bích Vân |
Thạc sĩ |
Phó Trưởng khoa |
Võ Ngọc Lĩnh |
Thạc sĩ |
Trưởng Bộ môn |
Nguyễn Thị Hạnh Nguyên |
Tiến sĩ |
Trưởng Bộ môn |
Nguyễn Quốc Bảo |
Thạc sĩ |
Trưởng Bộ môn |
Phạm Quang Duy |
Tiến sĩ |
Trưởng Bộ môn |
Võ Thị Thu Thủy |
Tiến sĩ |
|
Phạm Thị Ngân |
Thạc sĩ |
|
Hồng Châu Thùy Linh |
Thạc sĩ |
|
Nguyễn Hiếu Ly |
Thạc sĩ |
|
Trần Hồng Ngọc |
Thạc sĩ |
|
Phan Trí Thành |
Thạc sĩ |
|
Nguyễn Văn Tín |
Tiến sĩ |
|
Nguyễn Thị Hoài Thu |
Thạc sĩ |
|
Trần Văn Bình |
Thạc sĩ |
|
Võ Thị Khánh Hòa |
Thạc sĩ |
|
Lâm Lệ Thanh |
Cử nhân |
|
Nguyễn Thị Tâm An |
Thạc sĩ |
|
Vũ Thị Vân Anh |
Cử nhân |
|
Nguyễn Phúc Tiến Đạt |
Thạc sĩ |
|
Đinh Anh Tuấn |
Thạc sĩ |
|
Nguyễn Hữu Vinh |
Thạc sĩ |
|
Nguyễn Phương Quỳnh |
Thạc sĩ |
|
Bùi Bá Nguyên Khanh |
Tiến sĩ |
|
Nguyễn Thị Thanh Mai |
Cử nhân |
|
Phạm Thị Kim Phượng |
Cao đẳng |
|
III. Các ngành đang đào tạo và dự kiến mở ngành mới
1. Ngành đang đào tạo
Khoa Kiến trúc Nội thất đã xây dựng hệ thống kiến thức và giảng dạy ngành thiết kế nội thất với 02 chương trình đào tạo:
+ Chương trình đào tạo ngành thiết kế Nội thất áp dụng cho khóa 2007, 2008 theo niên chế.
+ Chương trình đào tạo ngành thiết kế Nội thất theo học chế tín chỉ áp dụng cho khóa 2009 trở về sau.
Hai chương trình nói trên đều đáp ứng mục tiêu đào tạo ra những nhà thiết kế nội thất có kiến thức cơ bản và chuyên môn cần thiết để có năng lực thiết kế nội thất công trình kiến trúc, có năng lực tham gia quản lý, thi công các công trình trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Chương trình đào tạo nhấn mạnh việc phát triển tư duy thẩm mỹ về thiết kế không gian nội thất cho sinh viên bên cạnh việc trang bị những kiến thức về kiến trúc, về kỹ thuật và tính ứng dụng thực tế, thực tập và thực hành.
2. Dự kiến mở ngành mới
Đối với các khóa đào tạo từ 2014 trở về sau, định hướng đào tạo của Khoa Kiến trúc Nội thất tiếp tục được khẳng định theo hướng gắn chuyên môn Thiết kế Nội thất với thực tế kiến trúc nhiều hơn. Việc mở ngành Kiến trúc Nội thất sẽ là một cơ hội hợp thức hóa danh xưng kiến trúc sư nội thất, giúp người làm thiết kế Việt Nam chủ động phát huy khả năng và sự tự tin trong cạnh tranh nghề nghiệp. Bộ GD – ĐT cũng đã có ý kiến ủng hộ định hướng đào tạo này thông qua việc đồng ý bổ sung mã ngành Kiến trúc Nội thất vào Danh mục các ngành đào tạo theo chuẩn quốc gia.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển thực tế của xã hội và ngành nghề, Khoa Kiến trúc Nội thất tiếp tục soạn thảo, xây dựng Chương trình đào tạo sau đại học bậc Thạc sỹ ngành Kiến trúc Nội thất.
IV. Đóng góp cho hoạt động đào tạo – nghiên cứu khoa học của Nhà trường và hoạt động nghề nghiệp đối với xã hội
1. Hoạt động đào tạo:
Thường xuyên thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Trường về sứ mệnh đào tạo chuyên ngành ở các tỉnh phía Nam. Tăng cường đổi mới kiến thức chuyên ngành cho sinh viên, tăng hàm lượng các kiến thức về kiến trúc, về cấu tạo, kĩ thuật... để sinh viên có nhiều hiểu biết & kỹ năng trong việc thiết kế nội thất của các công trình kiến trúc đã được xây dựng. Thay đổi chương trình đào tạo theo hướng đổi mới của các nước tiên tiến trên thế giới, kết hợp lý thuyết và thực hành.
Việc tham gia đào tạo ngành Thiết kế Nội thất cùng một lúc tại 2 cơ sở của trường tại TP. HCM & TP. Cần Thơ là một nỗ lực đóng góp của toàn thể giảng viên Khoa Kiến trúc Nội thất. Tập thể CBVC Khoa Kiến trúc Nội thất luôn đảm bảo được khối lượng và chất lượng giảng dạy với chất lượng ổn định, ngày càng có nhiều nhân tố tích cực hơn so với những năm học trước.
2. Hoạt động nghiên cứu khoa học:
Giảng viên Khoa Kiến trúc Nội thất đã thường xuyên tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học. Trọng tâm của hướng hoạt động khoa học nhằm phục vụ thiết thực cho các mục tiêu đào tạo chuyên ngành, được ứng dụng trực tiếp vào giảng dạy. Giảng viên tham gia tốt các hoạt động hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học và dành nhiều thành tích đáng khích lệ (giải thưởng nghiên cứu khoa học cấp Bộ, giải thưởng Eureka, Sinh viên nghiên cứu cấp thành). Nhiều đồ án tốt nghiệp của sinh viên cũng đã tham gia và đạt giải thưởng Loa Thành.
Để phong phú hóa các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo, các giảng viên trong Khoa còn thường xuyên tham gia nhiều hoạt động Hội thảo Khoa học các cấp ở trong và ngoài Trường. Đây là điểm then chốt để giảng viên trong Khoa có điều kiện nâng cao nhận thức và tầm nhìn trong các lĩnh vực khoa học liên ngành.
3. Hoạt động nghề nghiệp:
Đội ngũ giảng viên của Khoa Kiến trúc Nội thất thất đã tích cực tham gia nhiều hoạt động tư vấn thiết kế ngoài xã hội với nhiều công trình đạt được các giải thưởng và được giới chuyên môn đánh giá cao, tham gia vào nhiều dự án thiết kế có giá trị, đóng góp vào việc phát triển ngành thiết kế nội thất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, giảng viên còn tham gia tư vấn chuyên môn cho các tạp chí chuyên ngành, các chương trình truyền hình, các hội thảo chuyên ngành…
V. Thành tích - Khen thưởng
Liên tục từ năm 2011 đến 2014, Khoa Kiến trúc nội thất đạt được danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc (Đang đề nghị xét danh hiệu Tập thể Lao động Xuất sắc năm 2015) .
Đặc biệt trong năm 2013, Khoa vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ Xây dựng.