77 NĂM NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (19/8/1945 - 19/8/2022) VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02/9/1945 - 02/9/2022)
77 NĂM NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (19/8/1945 - 19/8/2022)
VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(02/9/1945 - 02/9/2022)
Mùa thu năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam đã làm nên một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử to lớn. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tại bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng, chính thức mở đầu cuộc xâm lược, đặt ách đô hộ lên Việt Nam để đồng bào ta đã phải trải qua hơn 80 năm quằn quại trong xiềng xích thực dân, phát xít, đổ biết bao nhiêu xương máu trong những cuộc khởi nghĩa. Từ nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra như phong trào Cần Vương, phòng trào Duy tân, Đông du và nhiều phong trào cách mạng khác đã cho thấy ngọn lửa yêu nước của dân tộc Việt Nam không bao giờ nguội tắt, do thiếu một hệ tư tưởng cứu nước đúng đắn, phù hợp xu thế thời đại, nên chưa có đường lối cứu nước đúng đắn. Khi Nguyễn Ái Quốc tiếp cận được và nhận diện đúng ánh sáng thời đại qua Luận cương của Lênin – đã chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lối cứu nước cho dân tộc Việt Nam.
Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, từng buớc xây dựng lực lượng, lãnh đạo Nhân dân cả nước đứng lên chống thực dân, đế quốc. Trải qua 15 năm tôi rèn trong phong trào đấu tranh cách mạng sinh tử với thực dân, phát xít, Đảng ta mau chóng trưởng thành, khẳng định là lực lượng tiên phong, nắm vai trò dẫn dắt lịch sử dân tộc bằng đường lối chiến lược đúng đắn, có khả năng tập hợp, giác ngộ quần chúng đi theo cách mạng. Chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành dòng chủ lưu trong đời sống chính trị, xã hội Việt Nam.
Năm 1939 thế chiến thứ hai bùng nổ và phát xít gồm Đức Ý Nhật đối đầu với phe đồng minh là anh Pháp Mỹ. Cuối tháng 9 năm 1940 Quân Nhật tràn vào Việt Nam. Chính sách vơ vét bóc lột của Pháp và Nhật đã đẩy nhân dân ta tới chỗ cung cực, lầm than. Hậu quả là cuối năm 1944 đầu năm 1945 có gần 2 triệu đồng bào ta chết đói.
Đầu năm 1945 tình hình quốc tế có nhiều chuyển biến mau lẹ, chiến tranh thế giới thứ hai đến hồi kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Ở trong nước Quân Nhật hoang mang, chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim rệu rã, phong trào cách mạng của quần chúng phát triển rộng khắp. Đây chính là thời điểm cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra sôi nổi mạnh mẽ và là thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào từ ngày 13 đến ngày 15 - 8 - 1945 đã nhận định tình hình và chủ trương: “cơ hội rất tốt cho ta giành được độc lập đã tới, tình thế vô cùng khẩn cấp, đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng không kể thành phố hay thôn quê, thành lập Ủy ban nhân dân ở những nơi ta làm chủ”. Tại Hội nghị, Đảng chủ trương thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc để thống nhất chỉ huy cuộc chiến đấu. Ngay đêm 13-8-1945 Ủy ban khởi nghĩa đã ra quân lệnh số 1 phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước kêu gọi quân dân toàn quốc Giành Lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương
“Hỡi quân dân Toàn quốc, 12 giờ trưa ngày 13 tháng 8 năm 1945 phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân đội Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, Kẻ thù chính của chúng ta đã bị ngã, giờ tổng khởi nghĩa đã đến, cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền, độc lập cho nước nhà”. Trong tình hình hết sức khẩn trương đó Đại hội Quốc dân do Tổng bộ Việt Minh triệu tập đã họp ở Tân Trào Tuyên Quang trong hai ngày 16 và 17/8/1945 tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, quyết định quốc kỳ có nền đỏ ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh và chọn bài Tiến Quân Ca là Quốc Ca. Để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc giải phóng giành thắng lợi, Quốc dân Đại hội quyết định thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Đây cơ quan tối cao của quốc gia để hành động cho kịp thời trong lúc tình hình chuyển biến rất mau lẹ. Trong hoàn cảnh lịch sử Việt Nam tháng 8/1945 việc thành lập ủy ban dân tộc giải phóng là một quyết định đúng đắn kịp thời của Đảng đáp ứng yêu cầu cấp bách của tình hình lúc bây giờ, là bước chuẩn bị về tổ chức cho sự thành lập chính phủ mới của nhân dân Việt Nam.
Ngay sau Đại hội Quốc dân Tân Trào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến Toàn quốc đồng bào hãy đứng lên đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Cùng với quân lệnh số 1, lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phát đi như lời hiệu triệu nhanh chóng kịp thời kêu gọi nhân dân cả nước chớp thời cơ, đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.
Chiều 16/8/1945 một đơn vị quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên mở đầu cho cách mạng tháng tám. Tiếp theo Thaí Nguyên, ngày 18/08/1945 nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành được chính quyền. Đây là những tỉnh lỵ giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước. Tại Hà Nội ngày 17 tháng 8 năm 1945 dưới sự lãnh đạo của xứ ủy Bắc Kỳ và thành ủy Hà Nội phong trào cách mạng của quần chúng lên cao chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Sáng ngày 19 tháng 8 Hà Nội đỏ rực màu cờ hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về Quảng trường nhà hát lớn. Cuộc miết tin lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng đã diễn ra trở thành cuộc biểu tình vũ trang tiến vào chiếm phủ Khâm sứ trại lính Bảo An và các cơ sở của chính phủ bù nhìn. Trước khí thế sục sôi của cuộc khởi nghĩa, binh lính và cảnh sát nguỵ cũng bất lực và cuối cùng cũng ngã theo cách mạng.
Nhân dân các địa phương vùng lên giành chính quyền trong những ngày Cách mạng tháng Tám sôi sục. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Hà Nội giành được chính quyền. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội đã có tiếng vang nhanh trong cả nước có tác dụng cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ các tỉnh và các thành phố khác nổi dậy giành chính quyền và làm tăng thêm cuộc khủng hoảng trong hàng ngũ kẻ thù, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc tổng khởi nghĩa trong cả nước nhanh chóng giành thắng lợi. Chỉ trong vòng 15 ngày, từ ngày 14 đến ngày 28 tháng 8 cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền đã thực hiện trên cả nước. Tiếp theo Hà Nội, ngày 23 tháng 8 Huế giành được chính quyền, ngày 25/ 8 Sài Gòn giành được chính quyền , ngày 28 tháng 8 Đồng Nai thượng và Hà Tiên là địa phương cuối cùng trong cả nước giành được chính quyền.
Sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám việc tổ chức các bộ thuộc chính phủ lâm thời sự tuyên bố thoái vị của hoàng đế Bảo Đại là những bước chuẩn bị cần thiết chín muồi cho sự chính thức tuyên bố ra đời chính phủ mới của nhân dân Việt Nam.
Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba đình. Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào và thế giới về quyền tự quyết dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2/9/1945.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của Nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt trong lịch sử của dân tộc ta. Thắng lợi này đã chính thức chấm dứt ách đô hộ hơn 80 năm của thực dân Pháp đối với nước ta mở ra kỷ nguyên độc lập. Lần đầu tiên tên nước Việt Nam có trên bản đồ thế giới với tư cách và vị thế của một quốc gia, dân tộc độc lập có chủ quyền.
Cách mạng Tháng Tám cũng đã trở thành nguồn động viên to lớn để nhiều dân tộc thuộc địa đứng lên giành độc lập nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ đã trở thành người dân của một nước độc lập làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập tự do và dân chủ.
Cách mạng Tháng Tám thành công để lại những bài học kinh nghiệm vô cũng giá trị: Đó là bài học về xác định đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn và phương pháp cách mạng thích hợp của Đảng lãnh đạo; bài học về dự báo thời cơ, nắm chắc thời cơ; bài học xây dựng lực lượng cách mạng, từ lực lượng chính trị đến lực lượng quân sự, huy động được lực lượng của toàn dân vào cuộc đấu tranh chung; đó là bài học về kết hợp thế và lực; bài học phân hóa kẻ thù, biết mình biết địch, nhân nhượng có nguyên tắc; bài học về khởi nghĩa từng phần đi đến tổng khởi nghĩa toàn quốc để giành thắng lợi hoàn toàn cho một cuộc cách mạng.
Chính những baì học và tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã hoà cùng dòng chảy lịch sử, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đánh tan các cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, đưa dân tộc ta trở thành một nước độc lập, thống nhất. Việt Nam từ một nước nghèo nàn lạc hậu, đã thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, từng bước hội nhập với quốc tế và tiếp bước trên con đường đổi mới.
77 năm đã trôi qua, nhưng tinh thần Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 năm 1945 rút ra những bài học lớn quý giá về phát huy sức mạnh của nhân dân, nêu cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân người đứng đầu vẫn đang và sẽ mãi mãi có giá trị to lớn với mỗi tổ chức Đảng và cán bộ đảng viên chúng ta trong giai đoạn hiện nay. Thực tế đã cho thấy với tinh thần: “Hoà bình là để xây dựng và phát triển” dưới sự lãnh đạo của Đảng, hàng triệu triệu con tim VN đã và đang hoà nhịp cùng nhau xây dựng cơ đồ. Ta thấy đó sự trưởng thành của Đảng qua từng thời kỳ cách mạng, ở đó những tấm gương sáng tiêu biêủ của các tập thể cá nhân trong phát triển kinh tế, văn hoá, nghiên cứu khoa học.... đóng góp cho sự phát kiển của đất nước trong thời kỳ đổi mới đưa dân tộc VN dần sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng mong đợi.
Cùng với xây dựng và phát triển thì bảo tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng của lớp lớp thế hệ trẻ Việt Nam. Từ vùng đồng bằng hay biên giới xa xôi hàng triệu chiến sỹ đang ngày đêm bảo vệ an ninh và dìn giữ từng tấc đất của quê hương đất nước...giữa biển trời nơi hải đảo mênh mông sóng nước có những ngôi nhà giàn đứng sừng sững giữa biển trời, những anh lính hải quân đã và đang dâng hiến tuổi thanh xuân cho tổ quốc, họ đã sống và chiến đấu nơi đầu sóng ngọn gió. Họ sống là để bảo vệ vùng biển thiêng liêng của tổ quốc: “sống là để chiến đấu, sống là để bảo vệ quê hương”.
Hòa trong không khí hân hoan chuẩn bị chào đón các tân SV khóa 2022, chúng ta tin tưởng rằng: dưới lãnh đạo của Đảng uỷ, sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Giám hiệu cùng với trí tuệ và sự đoàn kết, quyết tâm chung sức, đồng lòng của toàn thể đảng viên, công chức VC & NLĐ, trường Đại học Kiến Trúc TP HCM sẽ thực hiện thắng lợi nghị quyết năm học 2022 - 2023, Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo hướng nghiên cứu, ứng dụng, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập Quốc tế trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, xây dựng và mỹ thuật ứng dụng phấn đấu đến năm 2030, trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trường hàng đầu khu vực và quốc tế. Thầy và trò trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh vô cùng tự hào về chặng đường vẻ vang của cách mạng Việt Nam, càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của Nhà nước trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.
(Nguồn: Nhóm phụ trách Tuyên giáo)
- » ĐẢNG ỦY TRƯỜNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ THÔNG TIN TÌNH HÌNH THỜI SỰ QUÝ 3/2024, TỔNG KẾT VÀ KHEN THƯỞNG PHONG TRÀO THI ĐUA “DÂN VẬN KHÉO” CẤP TRƯỜNG NĂM 2024 ( 15/10/2024 )
- » KỶ NIỆM 79 NĂM NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (19/8/1945 - 19/8/2024) VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02/9/1945 - 02/9/2024) ( 22/08/2024 )
- » Đảng bộ Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Sinh hoạt toàn Đảng bộ và sơ kết 03 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị ( 03/05/2024 )
- » ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975-30/4/2024) VÀ 138 NĂM NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG (1/5/1886 – 1/5/2024) ( 26/04/2024 )
- » ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 120 NĂM NGÀY SINH ĐỒNG CHÍ TRẦN PHÚ, TỔNG BÍ THƯ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (01/5/1904 – 01/5/2024) ( 26/04/2024 )
- » Đảng bộ Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và Thông tin tình hình thời sự Quý I/2024 ( 25/03/2024 )
- » ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7/5/1954 - 7/5/2024) ( 18/03/2024 )
- » KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (03/02/1930 - 03/02/2024) ( 02/02/2024 )
- » KỶ NIỆM NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG TÁM THÀNH CÔNG (19/8/1945-19/8/2023) VÀ QUỐC KHÁNH (2/9/1945 -2/9/2023) ( 31/08/2023 )
- » Hội nghị Sơ kết giữa nhiệm kỳ 2020-2025; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI ( 15/06/2023 )
- » Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ chính trị và sinh hoạt toàn Đảng bộ ( 23/05/2023 )
- » KỈ NIỆM 48 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM (30/4/1975 - 30/4/2023) VÀ 137 NĂM NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG (1/5/1886 - 1/5/2023) ( 29/04/2023 )
- » Tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 ( 23/02/2023 )
- » ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 93 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (03/02/1930 - 03/02/2023) ( 02/02/2023 )
- » Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận (15/10/1930 - 15/10/2022) của Đảng và 23 năm ngày "Dân vận" của cả nước (15/10/1999 - 15/10/2022) ( 10/10/2022 )
- » Chào mừng 76 năm ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2021) và ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2021) ( 01/09/2021 )
- » Kỷ niệm 46 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2021) và 135 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 – 1/5/2021) ( 07/05/2021 )
- » Hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết đại hội lần thứ XIII của Đảng và sinh hoạt toàn Đảng bộ. ( 11/04/2021 )
- » KỶ NIỆM 91 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (03/02/1930 - 03/02/2021) ( 03/02/2021 )
- » Kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945-19/8/2020) và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945-2/9/2020) ( 03/09/2020 )